Heo nái bị tổn thương ở vùng vai đang ngày một phổ biến trong chăn nuôi heo nái công nghiệp. Khi heo nái có biểu hiện này thường giảm sức sinh sản khá trầm trọng, do vậy việc hiểu và kiểm soát tốt biểu hiện bệnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo nái và hạn chế việc loại thải heo nái trong độ tuổi sinh sản.

Heo nái tổn thương vùng vai

Heo nái bị tổ thương vùng vai

Heo nái bị tổn thương vùng vai như thế nào?

Việc tổn thương vùng vai ở heo nái thưởng sảy ra trong giai đoạn sau cai sữa, khi đó thể trạng heo nái ở mức thấp nhất. Ban đầu những nốt loét chỉ khá nhỏ trên da, sau đó lan dần ra xung quanh, có những tổn thưởng rộng tới tới 10cm.

Khi bị tổn thương như vậy, các mạch máu dưới da bị gián đoạn dần dần gây tổn thương mô và hình thành vết thương, điều này khác hoàn toàn với những vết thương hở khác do đánh nhau hay tổn thương cơ học.

Để kiểm soát bệnh tốt nhất nên giữ vệ sinh và nâng cao ý thức từ phía công nhân. Nếu những con mới mắc ở giai đoạn đầu cần được chăm sóc, điều trị tích cực.

Hiện nay, người ta chia mức độ tổn thương của các vết loét ở heo nái làm 5 mức:

Mức 0: Không có vết thương. Hoặc có vết thương nhỏ nhưng do cắn lộn với nhau hoặc lý do khác.

Mức 1: Vết thương nông trên bề mặt da, dạng như một vết sưng nhỏ

Mức 2: Da hoàn toàn sưng lên, có thể để lại vết sẹo nhỏ

Mức 3: Vết thương ăn sâu dưới da, có thể để lại những sẹo lớn

Mức 4: Vết thương sâu tới phần cơ, có thể ảnh hưởng tới xương bả vai.

Các mức độ tổn thương vùng vai ở heo nái

Các mức độ tổn thương vùng vai ở heo nái

Nguyên nhân gây ra hiện tượng heo nái bị tổn thương ở vùng vai là:

- Heo nái nằm cho heo con bú trong thời gian dài.

- Heo nái quá gầy (điểm thể trạng dưới 3).

- Heo nái quá béo (điểm thể trạng lớn hơn 3,5).

- Heo nái ở độ tuổi quá già cũng thường mắc bệnh này.

- Heo nái bị những vết loét ở vai do những nguyên nhân khác sau dó phát triển thành hiện thượng như trên.

- Do yếu tố di truyền.

Giải pháp, kiểm soát bệnh heo nái bị tổn thương ở vùng vai

Điều trị những heo nái mắc bệnh bằng cách:

Tình trạng vết thương mức 1 và 2 điều trị: cần cách ly và điều trị tích cực. Rửa và sát trùng vết thương, điều trị bằng thuốc mỡ hoặc thuốc xịt mỗi ngày.

Vết thương vai mức 3~4 có thể đào thải: cần trao đổi với bác sĩ thú y để tiến hành điều trị hoặc đào thải nái. Những trường hợp này có thể vết thương sẽ ngày càng thêm trầm trọng.

Bất kỳ vết loét vai nào phát triển cần được giữ sạch sẽ và được điều trị theo lời khuyên về thú y hoặc các quy trình sức khoẻ của nông trại, được phát triển cùng với bác sĩ thú y của bạn.

Kiểm soát và phòng bệnh heo nái bị tổn thương vùng vai

Về chuồng nái:

- Cần chú ý đảm bảo heo nái có thể đứng lên, nằm xuống thật dễ dàng.

- Khung chuồng cần đảm bảo kích thướng đúng tiêu chuẩn, sử dụng vật liệu không có cạnh sắc.

- Sàn chuồng cần đảm bảo khô, sạch và không có cạch sắc có thể làm tổn thương da heo nái.

- Những sàn chuồng trơn chượt nên được thay thế ngay lạp tức.

- Có thể dùng những vật liệu mềm để buộc thêm và các khung sắt để đảm bảo heo nái không bị tổn thương ở vùng vai.

- Nếu phát hiện vùng da ở vai có điều bất thường cần kiểm tra và can thiệp kịp thời ngay.

Về thể trạng:

Thể trạng heo cần cảm bảo duy trì ở mức 3 (thang điểm 1-5).

Cần liên tục theo dõi điểm thể trạng của heo nái để có những điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp.

Với những heo nái cần giảm thể trạng về mức 3 thì không nên cắt hoàn toàn protein trong khẩu phần mà vẫn nên duy trì một lượng protein đảm bảo duy trì sức khỏe heo nái.

Về dinh dưỡng và nước:

Cần chú ý dinh dưỡng cho heo hậu bị để đảm bảo rằng chúng có thể trạng ở mức 3. Cần chú ý tới sự đồng đều trong đàn.

Khi cho căn cần chú ý tới việc phân bổ thức ăn dều đặn và đủ không gian cho mỗi heo nái.

Việc sử dụng tối ưu thức ăn trong giai đoạn heo con theo mẹ, vì vậy cần chú ý công thức thức ăn trong giai đoạn này.

Đảm bảo heo nái được cung cấp đầy đủ nước sạch và mát mỗi ngày, việc bổ sung nước là rất quan trọng góp phần thúc đẩy tiêu hóa hoàn toàn thức ăn.

Chăm sóc:

Những heo nái mắc bênh cần được điều trị tích cực và chú ý chăm sóc đặc biệt.

Quan trọng là chân của heo nái luôn đủ khỏe để có thể tự di truyển mà không gặp khó khăn khi nằm và đứng.

Cần định kì kiểm tra sức khỏe cho heo nái.

Điều quan trọng là phải xác định tại sao tổn thương ở vai của heo nái trong đàn. Sau đó cần làm việc với bác sĩ thú y của trại sau đó lên kế hoạch cho việc chăm sóc, điều trị tích cực...Mỗi công nhân cần chú ý trong việc chăm sóc heo nái theo kế hoạch đặt ra, thường xuyên đánh giá hiệu quả để có những điều chỉnh phù hợp.

(Theo VietDVM)

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên