Bệnh suyễn lợn (heo)

Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhờ sự trao đổi đó mà cơ thể có thể hấp thu được oxy từ môi trường bên ngoài và đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Vai trò của hệ hô hấp vô cùng quan trọng với sự sống, nếu hệ thống hô hấp ngừng hoạt động quá 5 phút là cơ thể đã có thể bị hủy diệt. Chính vì vậy mà các bệnh xảy ra trên đường hô hấp luôn là mối lo ngại rất lớn của các nhà chăn nuôi.

Nhắc đến các bệnh xảy ra trên đường hô hấp của heo, ta không thể không nhắc đến bệnh suyễn lợn (heo) hay còn gọi là viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Bởi vì bệnh suyễn lợn (MH) luôn là yếu tố mở đường cho rất nhiều các mầm bệnh khác xâm nhập vào hệ thống hô hấp của vật nuôi.

Bệnh thường xảy ra ở dạng mãn tính, tỷ lệ mắc bệnh rất cao nhưng tỷ lệ tử vong thường rất thấp (khảng 3-10%) nếu không ghép với các bệnh truyền nhiễm khác. Những heo có sức đề kháng thấp thường rất dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân sinh bệnh suyễn lợn (heo)

Mycoplasma hyopneumoniae (MH) được phân lập từ phổi heo bệnh vào năm 1965. Nó là thực thể hữu cơ trung gian giữa virus và vi khuẩn. MH ký sinh ngoại bào với cấu tạo không có màng tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất và bộ gen bao gồm cả ADN và ARN nên hình dạng biến đổi rất linh hoạt.

Cũng chính bởi vậy mà vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn MH rất dễ bị tiêu hủy bởi các chất sát trùng thông thường hay ở nhiệt độ 45 - 55oC trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tất cả các loại Mycoplasma đều đề kháng với penicillin (nhóm kháng sinh tác động vào tế bào thông qua màng tế bào).

Mầm bệnh phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém và trên những cơ thể có sức đề kháng thấp nên tỷ lệ bệnh thường cao hơn vào mùa xuân và mùa đông, vào lúc thời tiết thay đổi.

          Mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí với khoảng cách 3 – 3,5 km. Bệnh suyễn lợn xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo nhưng chủ yếu ở heo con lúc 6 tuần tuổi trở lên.

Bệnh suyễn lợn (MH) gây bệnh cho heo như thế nào?

Khi heo khỏe tiếp xúc với heo ốm, mầm bệnh từ heo ốm thông qua đường hô hấp ra ngoài môi trường (ho, thở, hắt hơi) sau đó lại theo đường hô hấp đi vào cơ thể heo khỏe.

Lúc này, nếu cơ thể heo có sức đề kháng yếu kết hợp với số lượng mầm bệnh nhiều thì bệnh có thể phát luôn hoặc ở dạng ẩn tính trong vòng 11 ngày. Nếu số lượng mầm bệnh vừa phải, thời gian ủ bệnh là 4-6 tuần. Nếu số lượng mầm bệnh thấp, bệnh sẽ ở dạng mãn tính và không biểu hiện triệu chứng.

Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn MH bám trên các lông mao trong đường hô hấp của heo (khí quản và phế quản)  MH tăng sinh  gây vón cục các lông mao đó  các lông mao sẽ rụng ra, tạo nên nhiều dịch nhầy trong đường hô hấp → đường hô hấp mất khả năng giữ, lọc các bụi bẩn, mầm bệnh  tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh kế phát xâm nhập vào cơ thể như PRRS, PCV2, P.multocida (tụ huyết trùng)…và gây bệnh. Đồng thời các tế bào viêm tăng sinh  heo rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.

Ngoài ra, MH còn điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ như ức chế miễn dịch, kích thích tế bào lympho, sản xuất các cytokine gây viêm.

Các tổn thương ban đầu là:

- Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản, viêm phế nang  lan rộng ra trở thành viêm phổi  tắc nghẽn phổi  xẹp phổi.

- Đường hô hấp rụng lông mao, tăng sinh chất nhầy  nhiễm các mầm bệnh khác  viêm phổi nặng hơn  tử vong.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên