Theo Dự thảo Nghị định Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật của Chính phủ, đối với lợn sẽ được hỗ trợ 40.000 đồng/kg hơi. Rất cần nghị định hỗ trợ dành riêng cho phòng, chống dịch bệnh động vật

Theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), sau khi quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch tả heo Châu Phi hết hiệu lực năm 2020, các địa phương, đặc biệt là ngành thú y đã nhiều lần kiến nghị cần có cơ chế, chính sách mới thay thế cho các Nghị định cũ, đặc biệt là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Trên cơ sở tham mưu, kiến nghị của Bộ NN-PTNT, Chính phủ đồng ý chủ trương và giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo “Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật” theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trong Quý IV năm 2024.

Theo Dự thảo Nghị định Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật của Chính phủ đang trong giai đoạn cuối xin ý kiến các Bộ, Ban, ngành, địa phương, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để khôi phục sản xuất, không phải đền bù thiệt hại.

Dự thảo Nghị định được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, đúng thiệt hại, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, không để xảy ra trục lợi chính sách, tiêu cực, lãng phí.

Trong trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cho cùng một nội dung hỗ trợ, cơ sơ sản xuất, doanh nghiệp và người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

Dự thảo Nghị định tập trung hỗ trợ thiệt hại do phải xử lý hoặc tiêu hủy động vật theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật đối với các bệnh. Hỗ trợ công lao động cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Hỗ trợ chi phí y tế để phòng, điều trị bệnh, thương tích xảy ra đối với người trong quá trình tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

Năm điều kiện hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật

          Đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định phải đáp ứng các điều kiện: Thứ nhất, có động vật, sản phẩm động vật buộc phải xử lý hoặc tiêu hủy do dịch bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc bệnh do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực được phép theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp phải kê khai, đăng ký, cấp phép thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thủy sản.

Thứ ba, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy động vật theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, trường hợp đã công bố dịch, động vật của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo quy định của pháp luật phải được Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kết luận là động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh đối với dịch bệnh động vật đã công bố.

Thứ năm, trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch, động vật của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc được Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kết luận là động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh theo quy định của dự thảo Nghị định.

Đối với người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật phải, dự thảo Nghị định quy định phải được cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền phân công hoặc huy động bằng văn bản.

Quy định cụ thể mức hỗ trợ

Về mức hỗ trợ kinh phí đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn, dự thảo Nghị định quy định: đối với lợn 40.000 đồng/kg hơi

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên